Theo quy định của nhà nước Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn thị thực (visa) nhập cảnh. Công dân nước ngoài đều phải xin visa nếu muốn vào Việt Nam. Hãy cùng Nhị Gia tìm hiểu những thông tin cần biết: điều kiện, thủ tục cũng như lệ phí xin visa nhập cảnh Việt Nam.
Visa Việt Nam là gì?
Visa Việt Nam là gì? – Đây là câu hỏi thường gặp đối với những khách hàng lần đầu tiên xin visa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Visa Việt Nam hay còn gọi thị thực Việt Nam là “tấm vé” thông hành để công dân nước ngoài vào Việt Nam. Với mục đích du lịch, làm việc, đầu tư, thăm người thân, du học,… Nếu công dân nước ngoài không xuất trình được hộ chiếu và visa nhập cảnh vào Việt Nam với cán bộ nhà nước. Thì có thể được coi là nhập cảnh trái phép.
Các loại visa vào Việt Nam
Phân loại thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân nước ngoài được quy định tại Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, bao gồm 21 loại chính: LĐ1, LĐ2, DN1, DN2, DL, DH, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, TT, VR, SQ, NG1,… Ngoài ra, có thể phân loại visa theo mục đích nhập cảnh, thời hạn/ số lần nhập cảnh và địa điểm nhận visa. Cụ thể:
Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh Việt Nam
- Phân theo mục đích nhập cảnh Việt Nam có một số loại phổ biến:
- Visa du lịch (DL);
- Visa thương mại, công tác (DN1, DN2);
- Visa lao động (LĐ1, LĐ2);
- Visa thăm thân (TT, VR);
- Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4);
- Visa du học (DH);
- Visa điện tử (EV);
Các loại visa Việt Nam khác, bao gồm:
- Visa NG1, Visa NG2, Visa NG3, Visa NG4: cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.
- Visa LV1, Visa LV2: cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương.
- Visa LS: cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- Visa NN1, Visa NN2: cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam.
- Visa NN3: cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam.
- Visa HN: cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo
- Visa PV1, Visa PV2: cấp cho phóng viên, báo chí thường trú/ làm việc ngắn hạn tại Việt Nam.
- Visa SQ: cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật số 47/2014/QH13.
Phân loại visa theo số lần nhập cảnh Việt Nam
Bên cạnh đó, khi phân loại visa Việt Nam theo số lần nhập cảnh sẽ gồm:
- Visa nhập cảnh 1 lần:
- Visa 01 tháng 1 lần;
- Visa 03 tháng 1 lần;
Visa nhập cảnh 1 lần, bạn chỉ được phép nhập/xuất cảnh 1 lần duy nhất. Khi xuất cảnh ra khỏi Việt Nam, visa sẽ không còn hợp lệ, muốn tiếp tục nhập cảnh Việt Nam, bạn cần làm thủ tục xin cấp visa mới.
- Visa nhập cảnh nhiều lần:
- Visa 01 tháng nhiều lần;
- Visa 03 tháng nhiều lần;
- Visa 06 tháng nhiều lần;
- Visa 01 năm nhiều lần;
- Visa 02 năm nhiều lần;
- Visa 05 năm nhiều lần;
Khác với visa nhập cảnh 1 lần, visa nhập cảnh nhiều lần vào Việt Nam. Bạn không bị giới hạn bởi số lần nhập cảnh, được ra/vào Việt Nam nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của thị thực.
Điều kiện để xin visa nhập cảnh Việt Nam
Điều kiện cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh. Trừ trường hợp: Cấp visa điện tử theo đề nghị của người nước ngoài/ đề nghị của cơ quan, tổ chức; Hoặc cấp visa tại cơ quan có có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.
- Các trường hợp sau đây đề nghị cấp visa phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
- Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện cấp visa ngoại giao (NG1, NG2, NG3, NG4).
Thực hiện visa Việt Nam bằng cách nào?
Hiện nay, Visa Việt Nam có 2 cách thực hiện phổ biến:
Cách 1: Nộp hồ sơ xin visa Việt Nam tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Việc này sẽ tốn nhiều thời gian và thủ tục giấy tờ phức tạp.
Cách 2: Nộp hồ sơ xin visa Việt Nam thông qua một công ty dịch vụ có uy tín, chuyên thực hiện visa Việt Nam. Sau đó, nhận thẻ visa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Việt Nam. Hoặc cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Tuy nhiên, để xin visa Việt Nam theo cách 2, Quý khách cần phải có công văn nhập cảnh.
Thông thường, người nước ngoài không nhất thiết xin visa tại Cục xuất nhập cảnh. Do tính thuận tiện, nhanh chóng và không cần quá quan tâm tới các thủ tục pháp lý của Việt Nam. Khách hàng chỉ cần liên hệ với một công ty dịch vụ du lịch, lữ hành quốc tế được công nhận và cấp phép tại Việt Nam để hỗ trợ xin visa.
Thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam tại Cục QLXNC
Để xin visa nhập cảnh vào Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Bắt buộc phải có cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời, bảo lãnh. Xin công văn nhập cảnh là thủ tục quan trọng đầu tiên cần thực hiện.
Bước 1: Xin cấp Công văn nhập cảnh Việt Nam.
Người nước ngoài hoặc cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như:
- Họ và tên, Ngày sinh,
- Số hộ chiếu hoặc bản scan màu mặt hộ chiếu,
- Ngày nhập cảnh,
- Nơi nhận visa,
- Một số form mẫu theo yêu cầu.
- Công ty chuyên dịch vụ nhập cảnh sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin Công văn tại Cơ quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Sau khi hồ sơ được xét duyệt thành công, đơn vị dịch vụ sẽ gửi Công văn chấp thuận nhập cảnh qua email cho người nước ngoài hoặc cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh.
Bước 2: Làm thủ tục dán visa tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam.
Khi nhận được Công văn nhập cảnh, người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ: Hộ chiếu gốc, Công văn nhập cảnh (đã in ra), 02 hình 4x6 và điền Tờ Khai Đề Nghị Cấp Thị Thực Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế đã ghi trong Công văn.
Tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam, người nước ngoài đóng lệ phí và dán visa nhập cảnh Việt Nam.
Lưu ý: Trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam yêu cầu khắt khe về thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam cho người nước ngoài.
Lệ phí xin visa nhập cảnh Việt Nam
Lệ phí nhà nước xin cấp mới visa/gia hạn visa cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC. Đây là loại lệ phí bắt buộc phải nộp cho Cơ quan xuất nhập cảnh/ Cơ quan Đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài khi làm các thủ tục xin cấp visa/ gia hạn visa Việt Nam.
Loại visa | Lệ phí |
Cấp thị thực có giá trị một lần (Visa 1 tháng 1 lần, visa 3 tháng 1 lần) | 25 USD |
Cấp thị thực có giá trị nhiều lần: | |
Loại có giá trị không quá 03 tháng (Visa 3 tháng nhiều lần) | 50 USD |
Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng (Visa trên 3 - 6 tháng nhiều lần) | 95 USD |
Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng (Visa 6 tháng - 1 năm nhiều lần) | 135 USD |
Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm (Visa 1 - 2 năm nhiều lần) |
145 USD |
Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm (Visa 2 - 5 năm nhiều lần) | 155 USD |
Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (Không phân biệt thời hạn) | 25 USD |
Ngoài lệ phí nhà nước bắt buộc phải nộp, người nước ngoài cần phải trả thêm những khoản phí như phí chuẩn bị hồ sơ, phí dịch thuật giấy tờ, hợp pháp hóa lãnh sự,...
Ký hiệu và thời hạn của visa Việt Nam?
- Thị thực ký hiệu SQ, EV: có thời hạn không quá 30 ngày.
- Thị thực ký hiệu HN, DL: có thời hạn không quá 03 tháng.
- Thị thực ký hiệu VR: có thời hạn không quá 06 tháng.
- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT: có thời hạn không quá 12 tháng.
- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
- Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2: có thời hạn không quá 05 năm.
Câu hỏi thường gặp về visa Việt Nam
Hỏi – Tôi muốn làm visa Việt Nam tại Nhị Gia, tôi cần những giấy tờ gì?
Trả lời – Quý khách cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Bản scan mặt hộ chiếu.
- Ngày dự định đến Việt Nam.
- Số ngày dự định ở lại Việt Nam.
- Nơi nhận visa (cơ quan lãnh sự Việt Nam/cửa khẩu Việt Nam).
- Hồ sơ bảo lãnh: Giấy phép kinh doanh, giấy phép đăng ký mẫu dấu (sao y).
Những giấy tờ khác, Travel2deworld sẽ hỗ trợ, khách hàng chỉ cần ký tên và đóng dấu.
Hỏi – Tôi cần chuẩn bị những gì để xin visa Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam?
Trả lời – Quý khách cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất là 6 tháng).
- Công văn nhập cảnh.
- Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay.
- Nộp lệ phí visa tại sân bay theo quy định.
- Dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam chuyên nghiệp
- Thực hiện thủ tục xin visa nhập cảnh Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Phải am hiểu các thủ tục pháp lý và biết cách giải trình với Cơ quan nhà nước về hồ sơ. Chưa kể, trường hợp cần nhập cảnh gấp và khẩn phải có lý do chính đáng. Tốt hơn hết bạn nên tìm đến đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
CÔNG TY TNHH MTV DU NGOẠN THẾ GIỚI (Travel2deworld)
📩 operator@travel2deworld.com (Mr.Huy) - loc.th@travel2deworld.com (Mr.Lộc) - tai.pa@travel2deworld.com (Mr.Tài)
📱 0913.962.108 (Mr.Huy) - 0563.608.157 (Mr.Lộc) - 0946.470.507 (Mr.Tài)